Sự phát triển của Logistics tại Việt Nam giúp ích cho thúc đẩy XNK như thế nào?

Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện để thúc đẩy logistics, một ngành được ví như mạch máu của nền kinh tế. Từ một thị trường mới nổi đầy tiềm năng, muốn vươn lên vị trí của một trung tâm logistics tầm cỡ khu vực, Việt Nam cần sớm đưa ra được Chiến lược phát triển ngành logistics đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Sự chuyển động của hệ thống chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo bầu trời rộng mở hơn cho khát vọng vươn xa của đội ngũ doanh nghiệp, bắt đầu từ những “cánh chim” đầu đàn.

Logistics Việt Nam được xếp hạng Top đầu trong các thị trường mới nổi

Thị trường logistics Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong các thị trường mới nổi do hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng, cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế lạc quan. Từ đó, Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm logistics của khu vực.

Tốc độ tăng trưởng ấn tượng

Theo bảng xếp hạng thường niên của Agility năm 2023, Việt Nam lọt top 10 thị trường logistics mới nổi trên thế giới và đứng thứ 4 Đông Nam Á.

Tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) giai đoạn 2022-2027 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5%. Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được Cơ quan Quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép. Số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, qua đó giúp xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ lệ ngày càng cao so với quy mô GDP, tăng từ 72,9% năm 2015 lên 93,3% năm 2021. Tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hằng năm từ 14-16%, số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 lên 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu và trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và những rủi ro, bất ổn về kinh tế, chính trị trên phạm vi toàn cầu.

Về cơ hội logistics trong nước, Việt Nam được đánh giá ở ví trí 16, cải thiện 1 bậc so với năm 2022 với 5.02 điểm. Dựa trên các điều kiện kinh doanh và chỉ số sẵn sàng công nghệ, Việt Nam được đánh giá lần lượt ở vị trí 19 và 15 của bảng xếp hạng. Xét trên yếu tố cơ hội logistics quốc tế, Việt Nam hiện dẫn đầu Đông Nam Á, đứng vị trí thứ 4 của bảng xếp hạng với 6.03 điểm.

Tại hội thảo “Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức vừa qua, ông Nguyễn Triều Quang – Giám đốc Khối Vận hành miền Bắc – Lazada logistics Việt Nam nhận định, thị trường logistics ở Việt Nam giàu tiềm năng và đang phát triển rất mạnh mẽ.

Logistisc là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam, với tốc độ bình quân từ 14 – 16% một năm, với quy mô 40 – 42 tỉ USD/năm. Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam đang hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng, cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế lạc quan. Do đó, Việt Nam sẽ sớm trở thành trung tâm logistics của châu Á trong thời gian tới.

Ông Đinh Hoài Nam – Giám đốc phát triển Kinh doanh – Công ty SLP Việt Nam cũng cho hay, Việt Nam là nền kinh tế lấy sản xuất, xuất khẩu làm trung tâm, với tốc độ tăng trưởng của khu vực sản xuất được duy trì ở mức khoảng 9%/năm. Ngay cả trong thời kỳ COVID-19, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn tăng trưởng từ 3% – 5% mỗi năm.

Cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong dịch vụ logistics

Là một trong những ngành then chốt, được ví như “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, logistics cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh “số hóa” để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác.

Đối với góc nhìn doanh nghiệp, ông Trương Tấn Lộc – Giám đốc Marketing, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho rằng: Để phát triển ngành logistics hiện đại, bền vững, với các doanh nghiệp logistics, cần có sự chung tay giữa các doanh nghiệp trong ngành, hợp tác đồng hành cùng phát triển, tăng cường liên kết gia tăng tính cạnh tranh của dịch vụ logistics Việt Nam. Đồng thời tích hợp thêm các công nghệ để thiết lập mô hình đa kênh (omni-channel) nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất nhằm phát triển ngành khai thác cảng và cung cấp dịch vụ logistics.

Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy cũ sang lối tư duy mới, thay đổi cách làm cũ và cần sự đồng hành, sự ủng hộ, hợp tác của doanh nghiệp trong ngành; giảm thiểu các rủi ro và đơn giản hóa quy trình trong xây dựng và phát triển giải pháp mới cho hệ thống logistics tại địa phương.

Với các doanh nghiệp cảng biển tại Việt Nam, việc xây dựng hệ thống dữ liệu chung cho hệ thống cảng biển Việt Nam, kết nối với các cảng trong khu vực và trên thế giới sẽ góp phần tăng hiệu suất khai thác, tăng sức cạnh tranh của Việt Nam với các cụm cảng lân cận như Singapore hay Thái Lan, Hồng Kông (Trung Quốc).

Còn ông Đinh Hoài Nam cho biết, trong thời đại công nghệ số, nhà kho hiện đại đang thay thế nhà kho truyền thống là điều tất yếu của sự phát triển ngành logistics do nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đòi hỏi thời gian vận chuyển ngắn hơn và chất lượng dịch vụ tốt hơn. Nhà kho hiện đại được trang bị các công nghệ tiên tiến như hệ thống tự động hóa và giám sát toàn diện, giúp cải thiện tốc độ và hiệu quả của quá trình vận chuyển. Điều này là yếu tố quan trọng giúp ngành logistics phát triển và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Sự phát triển của ngành logistics hiện nay đang đòi hỏi các giải pháp kho bãi phải thích nghi với sự xuất hiện của các loại hình mới như e-commerce, last-mile delivery,… Các thiết bị tự động cũng được tích hợp để tăng hiệu quả vận hành như máy phân loại hàng, hệ thống giá kệ cao tầng để tối ưu hóa diện tích khai thác. Với những ưu điểm trên, nhà kho hiện đại đang dần thay thế các hệ thống lưu trữ truyền thống trong ngành logistics.

Các công nghệ mới như IoT, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa đã giúp nâng cao hiệu suất và độ chính xác của hoạt động kho hàng. Các hệ thống kho thông minh cung cấp thông tin chi tiết về quy trình lưu trữ, vận chuyển và quản lý hàng hóa, giúp tối ưu hóa tất cả các hoạt động này.

Theo ông Nguyễn Triều Quang, trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới phát triển bền vững, doanh nghiệp logistics cũng cần xây dựng hệ sinh thái bền vững và toàn diện để nắm lấy cơ hội của thương mại điện tử, đồng thời nâng cao trải nghiệm giao nhận hàng hóa từ mọi điểm chạm, ứng dụng công nghệ và chuẩn hóa quy trình để tối ưu hiệu suất vận hành, phát triển logistics xanh bền vững.

Việt Nam đang sở hữu tất cả những lợi thế để thúc đẩy logistics phát triển

Ngày 19/10, chia sẻ tại Diễn đàn “Logistics Việt Nam: Chuyển mình phát triển”, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, hoạt động logistics tại Việt Nam có sự tiến bộ vượt bậc và kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng nhanh chóng.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 557,93 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu đạt 282,35 tỷ USD, tăng 17,2%; nhập khẩu đạt 275,58 tỷ USD, tăng 12,8%. Đặc biệt, xuất siêu trong 9 tháng đầu năm đạt 6,77 tỷ USD, có được điều đó là sự đóng góp quan trọng của logistics.

“Nếu so sánh với một số nước trong khu vực như Malaysia, Philippines… năng lực và khả năng của doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu rất mạnh mẽ”, ông Chinh khẳng định.

Theo bảng xếp hạng của Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu nhờ sự chuyển mình mạnh mẽ của các doanh nghiệp cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics.

Tỉ lệ tăng trưởng năm giai đoạn 2022-2030 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5%. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đánh giá, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics.

Ông Chih Cheung, Công ty SLP Việt Nam nhận định, hiện nay Việt Nam đang sở hữu tất cả những lợi thế để thúc đẩy logistics phát triển, bao gồm quốc gia có dân số trẻ, quy mô dân số khoảng 100 triệu người; các chính sách hỗ trợ của Chính phủ ổn định; các hiệp định thương mại sâu rộng với các nước khác; và có xu hướng thuận lợi trong sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Thị trường logistics Việt Nam đang có sự tham gia của khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp. Trong đó, 89% là doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ; 10% là doanh nghiệp liên doanh. Tuy chỉ chiếm 1% nhưng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với nhiều tên tuổi lớn nhất của ngành logistics toàn cầu.

Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm xuất hiện nhiều dịch vụ phát sinh đặc biệt. Thị trường cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam và thế giới cạnh tranh gay gắt khi thương mại điện tử phát triển vượt bậc với các hình thức dịch vụ logistics tiên tiến như E-logistics, Green logistics… khiến chi phí dịch vụ của doanh nghiệp logistics của Việt Nam còn tương đối cao.

Báo cáo công bố của Agility năm 2021 cho thấy, chi phí logistics của Việt Nam chiếm hơn 20% GDP. Trong khi mức chi phí logistics trung bình trên thế giới chỉ khoảng 11% GDP.

Theo bà Lê Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Thương Mại, Công ty SLP Việt Nam, điểm nghẽn hiện nay về cơ sở hạ tầng từ sân bay, cảng biển, kho bãi… chưa được quy chuẩn, phân tán. Trong đó, hệ thống kho bãi quy hoạch có sự chênh lệch giữa miền Bắc và miền Nam dẫn đến hạn chế trong việc vận chuyển hàng hóa trên cả nước.

Còn ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, muốn đón “sóng” logistics cần lưu ý đến phát triển và sử dụng kho bãi hiệu quả, tăng tốc độ xử lý đơn hàng, giảm chi phí.

Ông Hiếu đánh giá, việc xâm nhập của thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn còn khá thấp, trong 3 năm tới, tăng trưởng của thương mại điện tử của Việt Nam dự báo sẽ tăng lên từ 15-20%, thậm chí là 50%. Vì vậy, vị trí các kho hàng cũng là yếu tố giúp tối ưu hóa việc chuyển hàng đến với khách hàng.

Trên thực tế các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam đang chạy đua đầu tư hiện đại hoá chuỗi cung ứng dịch vụ logistics. Ông Vũ Đức Thịnh, Tổng giám đốc Logistics Lazada Việt Nam cho biết, doanh nghiệp này đã đầu tư rất lớn xây dựng nền tảng logistics 4.0 và xác định logistics trở thành một trong những ưu thế cạnh tranh của Lazada trên thị trường thương mại điện tử.

Logistics Chặng nước rút đến 2030

Theo bảng xếp hạng Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam được xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) giai đoạn 2022-2027 được dự báo đạt mức 5,5%, song hành cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được Cơ quan Quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép. Đóng góp của lĩnh vực logistics vào GDP hằng năm ở mức 4-5%.

Bên cạnh đó, e-Logistics (logistics điện tử) đã thúc đẩy ngành logistics Việt Nam cải thiện chất lượng dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Kiến tạo ngành mũi nhọn, bắt nhịp xu thế tăng trưởng

Nằm ở trung tâm khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trên tuyến hàng hải quốc tế; đặc biệt có tuyến bờ biển dài, nhiều địa điểm có thể xây cảng nước sâu, cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng với nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết,… Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng để phát triển ngành dịch vụ logistics.

Sau hơn hai năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, bước sang năm 2022, hoạt động logistics đã dần trở lại bình thường, từng bước bảo đảm sự kết nối trong hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa. Không chỉ ở các trung tâm kinh tế và các địa phương vệ tinh, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước cũng đã chú trọng hơn tới việc đổi mới các hoạt động logistics, phát triển dịch vụ, hạ tầng và kết nối về logistics giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng; coi đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phục hồi của hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, góp phần giúp giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục lập kỷ lục khi nước ta chuyển sang giai đoạn “bình thường mới” và tận dụng cơ hội từ việc ký kết các FTA mang lại.

Với tốc độ tăng trưởng cao ở mức 14-16% trong một năm, ngành logistics đã có những đóng góp không nhỏ, đưa hoạt động xuất, nhập khẩu trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt hơn 723 tỷ USD, tăng 10% so năm 2021. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu và trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những rủi ro, bất ổn về kinh tế, chính trị trên phạm vi toàn cầu.

Đóng góp của lĩnh vực logistics vào GDP Việt Nam hằng năm ở mức 4-5%. Ảnh: VIMC

Sự lên ngôi của các xu hướng vận chuyển và chuỗi cung ứng mới trong nền kinh tế số đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường logistics mới nổi đầy tiềm năng. Thế nhưng, để hiện thực hóa khát vọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics tầm cỡ khu vực, nhiều “nút thắt” nội tại cần sớm được tháo gỡ.

Tính đến tháng 6/2022, cả nước có 286 bến cảng thuộc năm nhóm cảng biển, với chiều dài khoảng 95km cầu cảng (gấp hơn 4,5 lần năm 2000). Nhờ hình thành các cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế, Việt Nam tiếp nhận thành công tàu container đến 132.000 tấn tại khu bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), đến 214.000 tấn tại khu bến cảng Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu). Việt Nam thiết lập được 32 tuyến vận tải, trong đó 25 tuyến quốc tế và bảy tuyến nội địa. Ngoài các tuyến nội Á, khu vực phía bắc đã khai thác hai tuyến đi Bắc Mỹ; phía nam hình thành được 16 tuyến tàu xa đi Bắc Mỹ và châu Âu vượt trội hơn các nước khu vực Đông Nam Á (chỉ sau Malaysia và Singapore).

Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam

Một trong những hạn chế đầu tiên kìm hãm sự phát triển của logistics Việt Nam xuất phát từ cơ sở hạ tầng phục vụ cho logistics thiếu đồng bộ. Thí dụ, Cát Lái (TP Hồ Chí Minh) là cảng container quốc tế lớn nhất Việt Nam, đầu mối trọng điểm trong hệ thống cảng biển vùng Đông Nam Bộ nhưng suốt nhiều năm bị bủa vây bởi ùn tắc đã làm suy giảm hoạt động kinh tế toàn khu vực.

Trung bình mỗi ngày có khoảng 19.000 đến 20.000 lượt xe ô-tô ra vào cảng, do kết cấu giao thông chưa hợp lý, vào giờ cao điểm các xe container thường bị ùn tắc ở đây vài giờ đồng hồ trước khi vào được cảng, lượng tiêu tốn nhiên liệu sẽ nhiều hơn, thời gian vận chuyển hàng hóa bị chậm lại. Một dẫn chứng khác, như: hiện nay, 90% lượng hàng hóa được xếp dỡ, tiếp chuyển bằng đường thủy, trong khi đó hạ tầng bến thủy nội địa còn thiếu.

Điều này tạo nên tình trạng: Hàng hóa sản xuất tại thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu) phải chuyển đến Bình Dương để đóng container, sau đó lại phải vận chuyển từ Bình Dương – nơi doanh nghiệp tốn thêm chi phí nâng-hạ đến cảng Cát Lái để xuất khẩu. Chi phí logistics cao, tương đương khoảng 20% GDP; trong khi đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ tương ứng chỉ khoảng 7-9% GDP.

Sự phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy Xuất nhập khẩu của đất nước

Tăng cường hiệu suất vận chuyển: Ngành Logistics cung cấp các dịch vụ vận chuyển hiệu quả hơn, từ đường bộ, đường sắt, đường biển đến hàng không. Điều này giúp giảm thời gian và chi phí cho việc vận chuyển hàng hóa, giúp hàng hóa đến nơi nhanh hơn và với chi phí thấp hơn.

Cải thiện quản lý hàng tồn kho: Logistics giúp tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho, đảm bảo rằng hàng hóa được duyệt nhanh chóng và không gây trễ hậu quả trong chuỗi cung ứng. Điều này giúp tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu.

Tiết kiệm chi phí: Sự cải thiện trong quản lý và tối ưu hóa chuỗi cung ứng giúp giảm chi phí vận chuyển và xử lý hàng hóa, điều này làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đảm bảo chất lượng và an toàn: Ngành Logistics đảm bảo rằng hàng hóa được xử lý và vận chuyển một cách an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Điều này giúp tạo lòng tin từ phía các đối tác thương mại quốc tế và tăng khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu.

Khả năng mở rộng thị trường: Sự phát triển của ngành Logistics cũng đi kèm với khả năng mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Họ có thể tiếp cận các thị trường mới và xa hơn thông qua các dịch vụ Logistics quốc tế.

Tổng cộng, sự phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy xuất nhập khẩu bằng cách làm tăng hiệu suất, giảm chi phí, đảm bảo chất lượng và mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam trên thế giới.