Các sản phẩm giá trị gia tăng thuỷ sản được tiêu thụ như thế nào ở thị trường trong và ngoài nước?

Ngành Công nghệ chế biến thủy sản (Aquatic Product Processing) tham gia quá trình thu hoạch, bảo quản và chế biến thủy sản. Qua các công đoạn xử lý để hải sản đến với người tiêu dùng mà vẫn giữ được dinh dưỡng, chất lượng, mùi vị của thủy sản. Và chế biến thủy sản thành các thành phẩm khác nhau phục vụ thị trường tiêu dùng.

Trữ lượng nuôi trồng thủy sản nước ta lớn, tuy nhiên công nghệ chế biến thủy sản vẫn chưa bắt kịp tương ứng. Hiện nay nhà nước đang tích cực phát triển chất lượng các hoạt động chế biến thành phẩm thủy hải sản, cho nên ngành công nghệ chế biến thủy sản đang từng bước trở thành một ngành quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp nước ta.

Ngành công nghệ chế biến thủy sản làm gì?

– Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP trong qúa trình chế biến các sản phẩm thủy sản và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu.

– Triển khai các phương pháp kiểm tra, bảo quản, phù hợp với từng lọai thủy sản.

– Đảm bảo vệ sinh an tòan thực phẩm trong bảo quản và chế biến thủy sản.

– Tận dụng những sản phẩm phế liệu để chế biến thức ăn gia súc, dầu cá, bột cá và dầu diesel sinh học.

– Phân loại, đánh gíá chất lượng nguyên liệu thuỷ sản trước lúc chế biến.

– Xây dựng quy trình chế biến các sản phẩm thủy sản và triển khai thực hiện các công đoạn trong quy trình chế biến thủy sản.

– Vận hành máy và thiết bị chuyên dùng trong quy trình công nghệ chế biến.

Doanh nghiệp thủy sản đẩy nhanh chế biến hàng giá trị gia tăng

Trước cạnh tranh gay gắt về thủy sản nguyên liệu, thủy sản chế biến thô, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng, chế biến hàng giá trị gia tăng để tăng tốc xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao hơn.

Đây cũng là một trong những định hướng chính cho phát triển thủy sản Việt Nam trong thời gian tới mà Bộ NN&PTNT đang đẩy mạnh.

Công nghệ cao tăng năng suất

Nếu như trước đây các hợp tác nông nghiệp, những hộ dân nuôi tôm thẻ và tôm sú tại Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu bằng hình thức quảng canh và bán thâm canh rất bấp bênh, nhiều dịch bệnh thì nay đã ứng dụng công nghệ cao nên người nuôi tôm đã khắc phục được tình trạng trên và đặc biệt rất hiệu quả.

Điển hình là HTX nông nghiệp Quyết Thắng (TP Bà Rịa). Từ năm 2019, HTX này bỏ 5 tỉ đồng để đầu tư hệ thống nuôi tôm siêu thâm canh để lọc nước nuôi tôm khép kín (RAS).

Với công nghệ này từ mỗi năm chỉ nuôi được một vụ tôm, nay nuôi được ba vụ/năm, với năng suất đạt 50 – 60 tấn/vụ/5.000m2. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm HTX này lãi khoảng 7-8 tỉ đồng.

“Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, khép kín cần được nhân rộng vì không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn là sự phát triển theo hướng bền vững, lâu dài”, lãnh đạo HTX này nói.

Còn HTX nuôi tôm công nghệ cao Chợ Bến (huyện Long Điền) mới thành lập vào cuối năm 2021 và đã thu hoạch được một vụ tôm.

Ông Huỳnh Văn Thuyết – giám đốc HTX Chợ Bến – cho biết qua vụ đầu với 8.000m2 nuôi và 22.000m2 xử lý nước, ao lắng, HTX thu hoạch được khoảng 20 tấn tôm.

Với giá bán từ 180.000 – 200.000 đồng/kg, lợi nhuận thu về sau khi trừ chi phí vào khoảng 30%. “Từ làm ruộng muối giá cả bấp bênh nay chuyển sang nuôi tôm công nghệ cao có lãi lớn, bà con xã viên rất vui mừng và phấn khởi”, ông Thuyết chia sẻ.

Đại diện Tập đoàn Việt Úc cho rằng đầu tư khép kín chuỗi giá trị để tạo ra các sản phẩm cao cấp chính là hướng đi bắt buộc để con tôm Việt Nam không những cạnh tranh tốt với tôm Ecuador, Indonesia, Ấn Độ… mà còn có thể vươn lên hàng đầu thế giới.

Hiện Việt Úc đang sản xuất tôm theo quy trình khép kín từ tôm bố mẹ đến tôm giống, đến nuôi thương phẩm và chế biến tới bàn ăn người tiêu dùng. Việc chủ động nguồn tôm bố mẹ để góp phần hạn chế sự lệ thuộc vào việc nhập khẩu, chủ động kiểm soát chất lượng tôm bố mẹ để liên tục nghiên cứu và cho ra đời các thế hệ tôm giống công nghệ cao.

“Đây là mô hình bền vững cho môi trường với quy trình nuôi ít thay nước, bền vững cho người tiêu dùng với quy trình nuôi hoàn toàn không sử dụng kháng sinh, hóa chất, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng”, đại diện công ty cho biết.

Chế biến sâu, giá trị cao

Theo tìm hiểu, trước đây khi nguồn nguyên liệu dồi dào, các doanh nghiệp chế biến thủy sản thường chọn phương thức “mổ bụng”, “móc mang” và cấp đông rồi xuất khẩu tới những thị trường “dễ tính” như Trung Quốc. Thế nhưng gần đây khi nguyên liệu dần cạn kiệt, các doanh nghiệp đã xoay sang hướng chế biến sâu, tinh chế và hướng đến thị trường “khó tính” như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ.

“Nếu như chế biến thô, cấp đông xuất khẩu 1 đồng vốn chỉ bán được 1,5 – 2 đồng còn tinh chế, chế biến sâu sẽ bán được 5, 7 đồng”, ông Trần Văn Dũng – chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Chế biến XNK thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) – cho biết.

Ông Dũng cho hay để gia nhập vào chuỗi giá trị, công ty đã tham gia nhiều hội chợ thủy sản trên thế giới để xem thị hiếu khách hàng, nghiên cứu và tìm hiểu sở thích của họ. “Trên thế giới có mặt hàng mới, chế biến mới nên ngồi một chỗ không thể biết được. Thậm chí chúng tôi mua sản phẩm của họ để về xem mà đầu tư”, ông Dũng nói.

Ông Lê Văn Kháng – chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thủy sản và XNK Côn Đảo – khẳng định để nâng tầm thủy sản Việt Nam không còn cách nào khác là phải chế biến sâu, phải tinh chế. “Hiện nay Việt Nam hoàn toàn có thể làm như các nước tiên tiến.

Có những nước không có biển họ còn tinh chế được cơ mà. Chỉ cần chịu khó đi học hỏi các nước tiên tiến và thậm chí mời họ cùng đầu tư thì dần dà ngành chế biến thủy sản của Việt Nam sẽ nâng tầm”, ông Kháng nói.

Còn không gian để phát triển sản phẩm giá trị gia tăng

Bộ NN&PTNT đang xây dựng một hệ thống các giải pháp đồng bộ phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng hay khai thác thủy sản.

Cũng giống như trong trồng trọt, chăn nuôi thì ngành thủy sản cũng phải làm sao kiểm soát được chất lượng, truy xuất được nguồn gốc.

Gần đây có rất nhiều doanh nghiệp liên quan tới cá tra, tôm đã có những sản phẩm chế biến, những sản phẩm tạo ra giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, các sản phẩm chế biến này chủ yếu ở phân khúc giá trị gia tăng chưa cao.

Do đó, Bộ NN&PTNT sẽ đồng hành với doanh nghiệp để thấy rằng thủy sản Việt Nam vẫn còn một không gian để tạo ra những giá trị gia tăng, vẫn còn không gian để giảm được chi phí, vẫn còn không gian để chúng ta tiếp cận các thị trường một cách thông minh hơn, phù hợp với xu thế, đòi hỏi càng ngày càng khắt khe hơn.

Việt Nam có thể học hỏi thành công của Na Uy

Nghề cá của Na Uy được đánh giá cao trên thế giới nhờ kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo thu hoạch hải sản bền vững, cả từ đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng thủy sản.

Na Uy nổi tiếng về sản xuất các sản phẩm thủy sản chất lượng cao được người tiêu dùng trên khắp thế giới tìm kiếm.

Việt Nam cũng có thể học hỏi từ những thành quả này của Na Uy để phát triển ngành thủy sản của mình.

Thứ nhất, đảm bảo chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao giá trị xuất khẩu.

Việt Nam cần tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm của các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Thứ hai, quản lý nguồn lực biển bền vững sẽ giúp tăng sản lượng và chất lượng các loại hải sản Việt Nam, đồng thời giúp bảo vệ nguồn tài nguyên biển, tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả và chất lượng.

Thứ ba, đầu tư vào công nghệ và hệ thống giám sát. Thứ tư, cần tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm trên các kênh truyền thông quốc tế như website, triển lãm, hội chợ, tăng cường hợp tác quốc tế…

* Ông Asbjorn Warvik Rortveit (giám đốc khu vực Đông Nam Á – Hội đồng Thủy sản Na Uy)

Tình hình tiêu thị thị trường trong nước sản phẩm giá trị gia tăng Thuỷ Hải Sản

Mặc dù thị phần còn thấp nhưng hiện người tiêu dùng bắt đầu làm quen với các sản phẩm chế biến sâu và đây là phân khúc bền vững. Do vậy, trước mắt, doanh nghiệp chấp nhận đầu tư công nghệ để cho ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính. Ông Đạo cho biết, cuối năm nay, doanh nghiệp sẽ đưa vào khai thác nhà máy thứ hai, nâng công suất chế biến sản phẩm gia tăng từ cá tra lên 400 tấn mỗi ngày.

Theo số liệu thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá trị tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nội địa mỗi năm lên đến hơn 22.000 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD. Giá trị này cao không kém các thị trường xuất khẩu truyền thống của thuỷ sản nước ta bấy lâu nay.

Từ năm 2020 người dân Việt Nam tiêu thụ 44kg thuỷ sản

Theo khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản của người tiêu dùng trong nước lên đến 22.000 tỷ đồng/năm (tương đương 1 tỷ USD) và mức tiêu thụ bình quân của người Việt Nam ước khoảng 35kg thủy hải sản/năm. Dự báo mức tiêu thụ này sẽ tăng đến 44kg/người/năm từ năm 2020 trở đi. Trong thời gian tới khi người dân có mức thu nhập cao hơn, sản phẩm thủy sản tiêu thụ sẽ càng ngày đòi hỏi có chất lượng và giá trị cao hơn.

Đánh giá về dư địa phát triển thị trường trong thời gian tới, theo các chuyên gia, với gần 100 triệu dân và hơn 10 triệu khách du lịch, mức tiêu thụ trong nước đến năm 2020 được dự báo sẽ đạt 940.000 tấn, thị trường nội địa rất tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam. Dự kiến đến hết năm 2021 sẽ rơi vào khoảng 1 triệu tấn.

Theo đó, tại các siêu thị hiện có rất nhiều loại sản phẩm thủy sản ngon như phi lê cá hồi, thịt cá ngừ đại dương, cá tầm và trứng cá tầm tươi sống…

Thị trường Việt Nam cần được ưu tiên hàng đầu

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, cho rằng việc đẩy mạnh kinh doanh và tiêu thụ thủy sản ở thị trường nội địa là vô cùng quan trọng, để đảm bảo tính ổn định cho các DN thủy sản. Vì vậy, bên cạnh xuất khẩu, hầu hết DN chế biến thủy sản trong nước đang chú trọng phát triển thị trường nội địa khi liên tục đưa ra nhiều sản phẩm mới hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt.

Có khá nhiều DN thủy sản quan niệm thị trường trong nước dễ tính nên không chú ý tới chất lượng. Cứ cái gì ngon, bổ, an toàn thì đem đi xuất khẩu. Tuy nhiên, quan điểm này cần xem xét lại. Người Việt cũng cần phải được sử dụng sản phẩm an toàn bằng hoặc thậm chí cao hơn so với sản phẩm xuất khẩu. Giá cả nhiều khi không phải vấn đề lớn khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra 500.000 – 600.000 đồng để mua một kg cua biển, miễn sao sản phẩm đó an toàn.

Tiêu thụ sản phẩm thuỷ hải sản chế biến trong nước tại Việt Nam ngày càng gia tăng nhờ vào nhiều yếu tố sau:

Tăng cường nhận thức về lợi ích sức khỏe: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng của sản phẩm thuỷ hải sản. Các sản phẩm này thường được coi là tốt cho sức khỏe, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng.

Phát triển ngành công nghiệp thực phẩm và chế biến thủy hải sản: Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản trong nước đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng và đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các sản phẩm này bao gồm cá, mực, tôm, sò điệp, và nhiều loại hải sản khác.

Chất lượng và an toàn sản phẩm: Sản phẩm thuỷ hải sản được chế biến trong nước thường đảm bảo chất lượng và an toàn hơn so với sản phẩm nhập khẩu. Điều này tạo lòng tin từ phía người tiêu dùng và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong nước.

Ưu đãi thương mại và khuyến mãi: Các chương trình khuyến mãi và ưu đãi từ các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thủy hải sản thường kích thích tiêu thụ trong nước. Những ưu đãi này có thể là giảm giá, quà tặng kèm, hoặc chương trình khuyến mãi mua nhiều hơn.

Sự đa dạng trong cách chế biến và nấu ăn: Sản phẩm thuỷ hải sản có sự đa dạng về cách chế biến và nấu ăn, từ món hấp, xào, rim, nướng đến các món ăn đặc biệt trong ẩm thực Việt Nam như bánh mì ốp la, Lẩu, bánh canh, cơm hến, và nhiều món khác. Điều này khám phá thú vị và khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ thủy hải sản trong các biến thể khác nhau.

Tổng cộng, sự kết hợp giữa nhận thức về lợi ích sức khỏe, sự đảm bảo chất lượng và an toàn, cũng như sự đa dạng trong sản phẩm và cách chế biến đã đóng góp vào việc tiêu thụ sản phẩm thuỷ hải sản chế biến trong nước tại Việt Nam.

Tình hình tiêu thị thị trường quốc tế sản phẩm giá trị gia tăng Thuỷ Hải Sản

Phấn đấu trở thành trung tâm chế biến thủy sản toàn cầu

Chế biến là khâu quan trọng nhất nhằm tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất thủy sản. Ở Việt Nam, những năm gần đây, công nghiệp chế biến thủy sản đã phát triển nhanh, góp phần vào sự tăng trưởng chung của toàn ngành thủy sản. Giai đoạn 2010-2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trung bình 5,3%/năm. Năm 2021, dù bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với 2020.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%…

Tuy nhiên, trong khi xuất khẩu thủy sản sụt giảm thì có hai dòng sản phẩm là cá khô và cá đóng hộp lại trở thành điểm sáng và ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ. Cụ thể, trong tháng 4, xuất khẩu cá biển khô các loại tăng 65%, đạt gần 26 triệu USD; lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, sản phẩm này đã thu về gần 78 triệu USD (tăng 33% so với cùng kỳ năm 2022).

Hai loại cá khô Việt Nam được ưa chuộng nhất hiện nay là cá cơm (chiếm 66%) và cá chỉ vàng (14%)…

Hiện 5 thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá khô của Việt Nam, bao gồm: Trung Quốc 56%, Nga 17%, Malaysia 8%, Hongkong (Trung Quốc) 4% và Hàn Quốc chiếm 3%. Ngoài ra, nhiều thị trường khác cũng tăng nhập khẩu cá khô của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm là Rumani (tăng 90%), Australia (tăng 10%), Lithuana (tăng 61%)…

Hiện 5 thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá khô của Việt Nam, bao gồm: Trung Quốc 56%, Nga 17%, Malaysia 8%, Hongkong (Trung Quốc) 4% và Hàn Quốc chiếm 3%.

Theo các chuyên gia kinh tế, diễn biến xuất khẩu sản phẩm cá khô của Việt Nam cho thấy, trong môi trường lạm phát, người tiêu dùng đã thay đổi thói quen mua sắm, nhất là trong bối cảnh phải thắt lưng buộc bụng về tiêu dùng. Sản phẩm tươi/sống đang dần dần bị thay thế bằng hàng khô và đóng hộp.

Rất may, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã nhận ra xu hướng này để linh hoạt điều chỉnh chiến lược marketing, tiếp thị thị trường và kế hoạch sản xuất, kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, thị trường xuất khẩu phù hợp với diễn biến của thị trường quốc tế trong năm 2023.

Một mặt, doanh nghiệp tích cực tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế tại Mỹ, Tây Ban Nha và Nhật Bản trong những tháng qua. Điển hình như Triển lãm thủy sản toàn cầu tại Barcelona (Tây Ban Nha) diễn ra cuối tháng 4 vừa qua đã thu hút 38 công ty thủy sản Việt Nam tham gia, gấp đôi con số của năm 2022. Trong khuôn khổ triển lãm, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tiếp tục tổ chức các hoạt động quảng bá, tuyên truyền các mặt hàng hải sản chủ lực của Việt Nam.

Ngoài hoạt động giao thương, năm 2023 còn tổ chức thêm hoạt động trình diễn món ăn được chế biến từ cá tra, tôm, cá ngừ, các mặt hàng khác với đầu bếp là người Việt Nam sinh sống và làm việc tại nước ngoài.

Mặt khác, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản đẩy mạnh quy trình chế biến tinh và chế biến sâu các sản phẩm thủy hải sản, kể cả cá biển khô. Theo tìm hiểu, trước đây khi nguyên liệu dồi dào, các doanh nghiệp chế biến thủy sản thường chọn phương thức sơ chế và cấp đông rồi đem xuất khẩu.

Gần đây các doanh nghiệp đã xoay sang hướng chế biến sâu, tinh chế và hướng đến thị trường “khó tính” như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ. Hơn thế, các nhà cung cấp thủy sản bây giờ ngoài áp lực phải điều chỉnh giá sao cho hấp dẫn thì còn phải quan tâm đến gia tăng dịch vụ cho sản phẩm để kích thích nhu cầu. Như với sản phẩm cá, nhiều nhà phân phối trên thế giới đang chú trọng cung cấp cá đã cắt khúc, ướp sẵn gia vị, chế biến ăn liền hoặc đóng gói sẵn kèm gia vị và hướng dẫn chế biến…

một đồng vốn chỉ bán được 1,5-2 đồng thì tinh chế, chế biến sâu sẽ bán được giá 5-7 đồng.

Khi sản phẩm được tinh chế kỹ, chế biến sâu theo thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng thì không chỉ người tiêu dùng của nước nhập khẩu được hưởng lợi mà ngay cả lợi nhuận mà các nhà chế biến, xuất khẩu Việt Nam thu lại cũng tăng lên. Bởi theo ước tính, nếu như chế biến thô, cấp đông xuất khẩu, một đồng vốn chỉ bán được 1,5-2 đồng thì tinh chế, chế biến sâu sẽ bán được giá 5-7 đồng. Hơn thế, phát triển công nghiệp chế biến sâu cũng là tiền đề để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị thủy sản thế giới…

Sự tiêu thụ sản phẩm thuỷ hải sản chế biến của Việt Nam trên thị trường quốc tế đã có sự phát triển đáng kể trong vài năm gần đây.

Dưới đây là một số yếu tố quan trọng:

Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm thuỷ hải sản chế biến của Việt Nam ngày càng được chú ý đến về chất lượng. Các doanh nghiệp trong ngành đã tập trung vào việc đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chất lượng quốc tế. Điều này đã giúp tạo niềm tin từ phía các thị trường xuất khẩu.

Đa dạng sản phẩm: Sản phẩm thuỷ hải sản của Việt Nam đa dạng về loại hình và biến thể, bao gồm tôm, cá, mực, sò điệp, ngao, và nhiều loại hải sản khác. Sự đa dạng này thu hút sự quan tâm của các thị trường tiêu dùng quốc tế.

Các thỏa thuận thương mại: Việt Nam đã ký kết nhiều thỏa thuận thương mại quốc tế, như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA). Những thỏa thuận này đã mở cửa cơ hội thị trường xuất khẩu mới cho sản phẩm thuỷ hải sản Việt Nam.

Phân phối và tiếp thị: Các công ty xuất khẩu Việt Nam đã đầu tư vào các chiến lược phân phối và tiếp thị hiệu quả trên thị trường quốc tế. Họ thường tham gia vào các triển lãm thực phẩm quốc tế, xây dựng mối quan hệ với các nhà phân phối và nhà hàng nổi tiếng.

Khả năng cung ứng ổn định: Việt Nam có khả năng cung ứng sản phẩm thuỷ hải sản quanh năm, đáp ứng nhu cầu liên tục của các thị trường quốc tế.

Tóm lại, nhờ vào sự đảm bảo chất lượng, sự đa dạng sản phẩm, các thỏa thuận thương mại, chiến lược tiếp thị, và khả năng cung ứng ổn định, sản phẩm thuỷ hải sản chế biến của Việt Nam đã có sự tiêu thụ tích cực trên thị trường quốc tế. Điều này đã giúp thúc đẩy ngành công nghiệp thủy hải sản của Việt Nam và đóng góp vào xuất khẩu quốc gia