Tình hình xuất khẩu cá Tra sang thị trường Mỹ, Trung Quốc, Úc…và dự báo hết 2024

Quý đầu tiên của năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần 2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó mặt hàng tôm, cá ngừ ghi nhận mức tăng trưởng khá cao, lần lượt là 15% (đạt 690 triệu USD) và 22% (đạt 220 triệu USD). Các thị trường gia tăng nhập khẩu, giúp kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng vọt. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 725 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái; thị trường nhập khẩu nhiều nhất hiện nay là Mỹ.

Về thị trường xuất khẩu, Mỹ vẫn là thị trường chủ lực với tỷ trọng 19,5%, kim ngạch đạt 170 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ; Nhật Bản và Hàn Quốc tăng lần lươt 14% và 15% so với cùng kỳ; thị trường EU tăng nhẹ 5%; trong khi thị trường Trung Quốc và ASEAN giảm lần lượt 8% và 17% so với cùng kỳ.

Tình hình xuất khẩu cá Tra sang thị trường Mỹ

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), hiện nay thị trường lớn nhất cho cá tra Việt Nam là Mỹ, sau đó là thị trường Trung Quốc, châu Âu và một số thị trường Nam Mỹ khác. Trong các sản phẩm cá tra Việt Nam, Mỹ hiện đang tăng cường nhập khẩu cá tra chế biến, giá trị gia tăng gấp 8,5 lần so với cùng kì năm 2023. Trong khi đó, cá tra đông lạnh vào thị trường Mỹ lại giảm sút do nhu cầu của người tiêu dùng giảm.

Cá tra phi lê đông lạnh vẫn là mặt hàng chủ lực của xuất khẩu cá tra sang Mỹ. Tính đến hết tháng 5/2024, xuất khẩu cá tra phi lê đông lạnh sang Mỹ đạt hơn 120 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 98% tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ.

Chi tiết về tình hình nhập khẩu cá tra Việt Nam của Hoa Kỳ

Trong các sản phẩm cá tra Việt Nam, Hoa Kỳ hiện đang tăng cường nhập khẩu cá tra chế biến sâu từ Việt Nam. Tháng 1/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 295 nghìn USD cá tra chế biến sâu sang Hoa Kỳ, tăng gấp 18 lần so với cùng kỳ; tháng 2/2024, giá trị này đạt hơn 114 nghìn USD, tăng gấp 2.200 lần, tháng 3/2024 tăng 76% với 150 nghìn USD.

Đáng chú ý, tháng 4/2024, xuất khẩu các sản phẩm cá tra chế biến sang Hoa Kỳ đạt hơn 300 nghìn USD so với chỉ 5 USD giá trị xuất khẩu các sản phẩm này trong tháng 4/2023 (tăng gấp 67 nghìn lần).

Trong khi đó, xuất khẩu cá tra đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ lại giảm sút do nhu cầu của người tiêu dùng giảm. Nhập khẩu cá tra đông lạnh trong tháng 4/2024 của Hoa Kỳ từ Việt Nam chứng kiến tăng trưởng âm 72% với giá trị đạt 165 nghìn USD. Tổng xuất khẩu cá tra đông lạnh Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm nay đạt gần 1 triệu USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, bà Lê Hằng – Giám đốc Truyền thông VASEP cho hay người tiêu dùng tại Hoa Kỳ đang tăng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá thịt trắng, đặc biệt là cá tra từ Việt Nam. Vừa qua, đông đảo doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia và giới thiệu các sản phẩm cá tra Việt nam tại Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ. Với lợi thế của loài cá thịt trắng thơm ngon, phù hợp chế biến đa dạng món ăn từ fillet đóng gói, sản phẩm đông lạnh đến sản phẩm chế biến sẵn như fish sticks hay fish burgers, đã hấp dẫn được các nhà nhập khẩu đến từ thị trường này.

Thêm vào đó, việc các nguồn cung cá thịt trắng cho Hoa Kỳ đang giảm trong bối cảnh khan hiếm các sản phẩm cá thịt trắng khác như cá rô phi cũng là tín hiệu khả quan cho xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường này.

Thông tin Hoa Kỳ đang xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đã mang lại niềm hy vọng lạc quan cho nhiều ngành kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành thủy sản. Dự kiến vào tháng 7/2024, DOC sẽ có quyết định về việc Việt Nam có được chuyển đổi trạng thái từ nền kinh tế phi thị trường sang nền kinh tế thị trường hay không. Nếu Việt Nam được công nhận có nền kinh tế thị trường thì đây sẽ là lợi thế cho cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm, cá tra trong thời gian tới.

Tình hình xuất khẩu cá Tra sang thị trường Trung Quốc

Hiện, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Nguyên nhân là nhờ giá cả hợp lý, chất lượng thịt thơm ngon khiến người tiêu dùng Trung Quốc dễ lựa chọn. Tại các cửa hàng bán lẻ ở Trung Quốc, giá cá tra ghi nhận rẻ hơn so với các loại cá nước ngọt được sản xuất trong nước như cá chép. Giá cá thịt trắng khác tại Trung Quốc cũng tăng cao, điển hình là cá rô phi do sản lượng giảm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu tháng 5/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 22 triệu USD, tăng 9% so cùng kỳ năm 2023. Tính đến 15/5/2024, lũy kế xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt gần 175 triệu USD, giảm 14% so cùng kỳ năm 2023.

Các nhà NK buộc phải tập trung vào các mặt hàng giá rẻ hơn, do kinh tế Trung Quốc đang chững lại khiến người tiêu dùng thận trọng và e dè hơn trong chi tiêu. Việc có giá cả rẻ hơn so với một số loài cá nội địa như cá chép, cá rô phi, cá quả, khiến cá tra được ưa thích và có chỗ đứng vững chắc hơn tại quốc gia này.

Giá cá thịt trắng khác tại Trung Quốc tăng cao, điển hình là cá rô phi, do sản lượng giảm khiến người tiêu dùng tại không chỉ thị trường này, mà còn tại Mỹ và một số quốc gia khác chuyển sang lựa chọn các sản phẩm cá thịt trắng khác.

Đặc tính là loài cá thịt trắng, được nuôi ở tầng trên nên chất lượng thịt cá sạch, giàu dinh dưỡng, sản phẩm phile cá tra gần như không xương, lành mạnh nên rất phù hợp cho thực đơn của trẻ em. Ngoài ra, mỡ của loài cá này cũng rất giàu omega 3 tốt cho sức khỏe, do đó những gia đình có xu hướng nấu ăn tại nhà rất ưa chuộng những món ăn chế biến từ loài cá này.

Cá tra Việt Nam tận dụng lợi thế tại thị trường Trung Quốc

Sự e dè của người tiêu dùng Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế chậm lại đã buộc các nhà nhập khẩu thủy sản trong nước phải tập trung vào các loài rẻ hơn, đặt cá tra Việt Nam vào vị trí đắc địa để tận dụng lợi thế.

Số liệu thống kê trong báo cáo Sản phẩm Thủy sản Trung Quốc của USDA tháng 3 năm 2024 đề cập “cuộc chiến” giữa hai loài. Mặc dù báo cáo cho thấy nhập khẩu cá tra Việt Nam vào Trung Quốc đã giảm từ 228.000 tấn năm 2022 xuống còn 128.000 tấn vào năm 2023, nhưng con số này vẫn cao hơn tổng xuất khẩu cá rô phi của Trung Quốc lên tới 126.000 tấn vào năm ngoái.

Tình hình xuất khẩu cá Tra sang thị trường Úc

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đi Úc tăng liên tục nhờ CPTPP. Úc là một trong những thị trường thủy sản Việt Nam có mức tăng trưởng xuất khẩu cao khi tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ lợi thế từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 2 cho Australia, chiếm 19,8% về lượng và chiếm 21% về trị giá trong tổng nhập khẩu thủy sản của Australia trong năm 2023. Trong đó, tôm, cá tra và một số loài cá biển là các mặt hàng thủy sản chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Riêng trong tháng 1/2024, xuất khẩu thủy sản sang Úc bứt phá mạnh mẽ với mức tăng gần 90% so với cùng kỳ, đã phản ánh được sức hút của thị trường này với doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự hồi phục nhu cầu của thị trường với thủy sản Việt Nam. Tính trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang Úc đạt 56,7 triệu USD, tăng trưởng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tôm, cá tra và một số loài cá biển là nhóm ngành hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Úc. Trong đó, tôm chiếm trên 60% với kim ngạch trên 34 triệu USD trong 2 tháng đầu năm nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Xuất khẩu cá tra sang Úc tăng gần 70% trong 2 tháng, đạt hơn 6 triệu USD, xuất khẩu các mặt hàng cá biển khác (trừ cá ngừ) tăng mạnh 72%.

Theo bà Lê Hằng – Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), Úc là thị trường tiềm năng do hơn 65% tiêu thụ thủy sản trong nước là từ nguồn nhập khẩu. Thị trường này nhập khẩu thủy sản từ hơn 95 nước trên thế giới. Trong đó, Việt Nam đang là nguồn cung cấp thủy sản lớn nhất tại Úc.

Với lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do, cộng với lợi thế về các tuyến vận tải thương mại bằng đường thủy tới Úc gần hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Úc đang là thị trường có dư địa tốt cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Cùng mối quan hệ hợp tác tốt và sự quan tâm tích cực của chính phủ 2 nước cho hoạt động thương mại, trong đó có giao thương thủy sản.

DỰ BÁO XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM  NỬA CUỐI NĂM 2024

Xuất khẩu cá tra: Triển vọng tích cực nửa cuối năm 2024

Với kết quả 3,6 tỷ USD đạt được trong 5 tháng đầu năm, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự tính kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng của năm 2024 sẽ đạt 4,4 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023…

Triển vọng xuất khẩu cá tra nửa cuối năm được đánh giá tích cực nhờ lạm phát được kiểm soát tại các thị trường lớn, các nền kinh tế lớn được dự báo tăng trưởng tích cực trong năm 2024…

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý I/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 411 triệu USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2023. VASEP dự báo, tình hình xuất khẩu cá tra tốt hơn từ quý III/2024, kéo theo xu hướng giá xuất khẩu được điều chỉnh tăng ít nhất khoảng 10% so với giá hiện tại.

Đối với thị trường Mỹ, FPTS cho rằng, nhu cầu tiêu thụ cá tra dự báo sẽ phục hồi tích cực từ quý 11/2024. Từ đó, tồn kho cá tra tại Mỹ đã giảm đáng kể kể từ quý IV/2023 nhờ các hoạt động kích cầu cho đợt lễ hội cuối năm của các nhà bán lẻ thuỷ sản. Dự kiến xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ và tăng trưởng thị trường Mỹ trong thời gian tới.

Đối với thị trường Trung Quốc, FPTS cũng cho rằng, nhu cầu cá tra tại đây được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực. Dự báo cho thấy khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc sẽ cải thiện hơn nhờ các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản và kích thích tiêu dùng của Chính phủ Trung Quốc trong nửa đầu năm 2024. Điều này tạo ra triển vọng tích cực cho xuất khẩu cá tra từ Việt Nam đến thị trường Trung Quốc, khi nhu cầu tiêu thụ dự kiến sẽ tăng.

Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán này vẫn giữ quan điểm lạc quan thận trọng với dự báo nhu cầu cá tra tại Trung Quốc sẽ phục hồi rõ rệt từ nửa cuối năm 2024, chậm hơn 01 quý so với các dự báo trước đó. Nguyên nhân là do tâm lý chi tiêu tiêu cực của người tiêu dùng có thể vẫn còn tồn tại trong nửa đầu năm nay. Đồng thời, năng lực cạnh tranh của cá tra so với các loại thuỷ sản khác được đánh giá là “không cao”, điều này đòi hỏi thời gian phục hồi tiêu thụ lâu hơn. Mặc dù vậy, xuất khẩu cá tra từ Việt Nam đến thị trường Trung Quốc vẫn có triển vọng tích cực trong tương lai.