Thực phẩm đông lạnh là các thực phẩm được chế biến sẵn và được bảo quản ở nhiệt độ thấp trong khoảng thời gian dài. Khi đông lạnh thực phẩm sẽ giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng và hình dáng ban đầu. Nhiệt độ thấp giúp vi sinh vật bị đóng băng nên không thể làm hư hỏng thực phẩm.
Cách bảo quản các mặt hàng đông lạnh
Mặc dù FDA (cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) khuyến cáo rằng tủ đông lạnh có thể giữ thực phẩm an toàn gần như vô thời hạn, nhưng điều đó không có nghĩa là thực phẩm vẫn sẽ có hương vị và thành phần dinh dưỡng tốt.
1. Các nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn
Để ngăn chặn những nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát trong việc trữ đông đồ ăn, bạn nên biết các nguyên tắc trữ đông đồ ăn đúng ngay từ đầu. Hãy nhớ rằng khi bạn trữ đông thực phẩm, bạn nên lưu ý 5 nguyên tắc sau:
- Ngăn ngừa cháy tủ đông
- Ngăn ngừa mất độ ẩm
- Ngăn chặn việc ảm mùi sang các thực phẩm khác.
- Sử dụng không gian tủ đông mà bạn có một cách khôn ngoan
- Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi bạn làm đông thực phẩm
- Chìa khóa để thực hiện các mục tiêu này nằm ở việc đóng gói thực phẩm và cách bạn lưu trữ thực phẩm. Dưới đây là các quy tắc vàng để thực hiện nguyên tắc trên:
Để càng ít không khí trong các ngăn chứa của chứa tủ đông càng tốt, bằng cách loại bỏ hết không khí khỏi các túi cấp đông trước khi bạn niêm phong chúng. Bạn nên sử dụng các thùng an toàn trong tủ đông phù hợp với lượng thực phẩm được cấp đông.
Bọc thịt và đồ nướng thật chặt bằng giấy bạc trước khi bạn đặt chúng vào túi cấp đông. Hãy nhớ rằng thịt đông lạnh trong bao bì từ cửa hàng (được bọc bằng lớp nilon và đặt trên khay xốp) không phải là cách lý tưởng để bảo quản tốt trong tủ đông. Tuy nhiên cách đó vẫn chấp nhận được nếu bạn sử dụng chúng trong vòng một tháng.
Để thực phẩm của bạn đóng băng nhanh nhất để có thể để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, hãy sử dụng các hộp đựng thức ăn nhỏ – với dung tích không lớn hơn 4 lít.
Làm lạnh thực phẩm còn nóng của bạn một cách nhanh chóng trước khi trữ đông bằng cách đặt chảo thức ăn nóng vào một hộp lớn chứa đầy đá hoặc nước đá, thường xuyên khuấy để giữ lạnh. Nếu bạn đang làm lạnh nhiều thực phẩm nóng, như một nồi lớn hầm cùng với ớt, hãy chia thành các hộp nhỏ và nông hơn.
Đóng gói hoặc cho vào túi sau đó dán nhãn hoặc chỉ đơn giản là bạn ghi ngày trữ đông vào đó, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng các thực phẩm này trong vòng một hoặc hai tuần.
Đặt các hộp thực phẩm này ở nơi lạnh nhất trong tủ đông của bạn nếu có thể, cho đến khi chúng hoàn toàn đông lạnh.
Làm tan thực phẩm ở nhiệt độ phòng chỉ tốt đối các loại bánh nướng xốp, bánh mì và các loại bánh nướng khác. Đối với các thứ thực phẩm khác, hãy chọn cách rã đông trong ngăn mát tủ lạnh hoặc rã đông bằng lò vi sóng và sử dụng chế độ “tan băng”.
Cố gắng sử dụng thực phẩm đông lạnh của bạn trong vòng hai đến ba tháng.
2. Bạn có thể giữ thực phẩm đông lạnh trong bao lâu?
Câu hỏi đặt ra là bạn có thể giữ một một loại thực phẩm nào đó trong tủ đông trong bao lâu trước khi nó trở nên không còn khả năng sử dụng? Hãy kiểm tra ngày sử dụng cho thực phẩm khi bạn mua thực phẩm đông lạnh. Đối với các loại thực phẩm trữ đông thông thường, đây là thời gian biểu khuyến nghị của FDA mà có thể cho chất lượng tối ưu:
- Thịt xông khói và xúc xích: 1-2 tháng
- Món Casseroles: 2-3 thángSúp và món hầm: 2 tháng
- Món thịt quay gói sẵn nhưng chưa nướng: 4-12 tháng
- Thịt xay chưa nấu chín: 3-4 tháng
- Gia cầm nguyên con chưa nấu chín: 12 tháng
- Các bộ phận gia cầm chưa nấu chín: 9 tháng
- Gia cầm nấu chín: 4 tháng
- Trong môi trường ngăn đông tủ lạnh, cá đông lạnh có thể duy trì chất lượng trong vòng 2 – 4 tháng
- Khi đông đá thịt tôm sẽ không bị các loại vi khuẩn tấn công gây biến chất, tuy nhiên đối với thịt tôm tươi bạn không nên bảo quản quá lâu (dưới 30 ngày) vì để lâu sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng có bên trong thịt tôm. Khi chuẩn bị chế biến thì cho xuống ngăn mát trước 4 tiếng để rã đông.
- Đối với các thực phẩm không được liệt kê bên trên, bạn hãy rã đông nó và kiểm tra chất lượng của nó. Đầu tiên, bằng cách ngửi. Nếu bạn gửi thấy thực phẩm có mùi không giống bình thường thì bạn nên bỏ nó đi.
Nếu bạn trông thực phẩm có vẻ không được tốt lắm nhưng vẫn tạm ổn thì bạn có thể thử sử dụng nó trong súp hoặc món hầm. Nếu thực phẩm có các điểm cháy đông, bạn chỉ cần cắt đi các điểm bị cháy. Đối với thực phẩm sống, bạn hãy nấu chúng, và nếu bạn thích hương vị của chúng thì bạn hoàn toàn có thể ăn chúng.
Cách chế biến mặt hàng đông lạnh
Mẹo sử dụng thực phẩm đông lạnh
Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay. Xả đông thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh từ 8 – 10oC, chứ không được cho vào ngâm nước, hoặc đưa ra môi trường bên ngoài để tan chảy.
Người đi mua thực phẩm đông lạnh nhập khẩu phải biết rõ mình mua ở đâu (siêu thị, cửa hàng thực phẩm có đăng ký và được phép kinh doanh…). Thực phẩm đông lạnh nhập khẩu về nguyên tắc phải được kiểm tra và có giấy chứng nhận. Người tiêu dùng cần kiểm tra thực phẩm có nhãn mác, xuất xứ từ đâu.
Thực phẩm đông lạnh bao giờ cũng được bảo quản trong tủ có nhiệt độ từ – 18oC trở xuống. Người mua có thể nhìn vào các đồng hồ đo nhiệt độ gắn trên các tủ bảo quản. Đồng hồ không đảm bảo nhiệt độ đó có nghĩa là thời gian bảo quản ngắn đi, và không đảm bảo an toàn.
các cách rã đông thực phẩm đông lạnh
Sử dụng nước lạnh để rã đông
Sử dụng nước lạnh để rã đông luôn là cách làm hiệu quả và đơn giản nhất để bạn có thể ứng dụng. Cách này giúp thực phẩm phục hồi lại cấu trúc như ban đầu.
Bạn lưu ý cho thực phẩm vào túi kín trước khi rã đông chúng trong nước lạnh nhằm tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, mất đi chất dinh dưỡng. Thời gian rã đông thường kéo dài từ 45 phút – 2 tiếng tùy theo trọng lượng của thực phẩm.
Bạn có thể cho một ít muối hoặc gừng tươi đập dập vào nước để thực phẩm tươi ngon trở lại. Cần lưu ý thay nước mỗi 30 phút 1 lần và phải nấu ngay sau khi thực phẩm được rã đông để đảm bảo thực phẩm giữ được hương vị và không bị biến chất.
Rã đông từ từ ở ngăn mát tủ lạnh
Nếu bạn có nhiều thời gian hơn, hãy lựa chọn hình thức rã đông bằng ngăn mát của tủ lạnh vì đây là sự lựa chọn tối ưu nhất và an toàn nhất cho thực phẩm. Bạn chỉ việc di chuyển thực phẩm từ ngăn đông xuống ngăn mát một cách đơn giản, nhanh chóng.
Ngoài ra để nước từ thực phẩm đông đá không chảy ra tủ lạnh, bạn nên để thực phẩm vào hộp đựng thực phẩm, tô, chén hoặc túi bọc kín. Với phương pháp này, thực phẩm sẽ tránh được nguy cơ bị nhiễm khuẩn bởi môi trường bên ngoài.
Bên cạch đó, rã đông từ từ ở ngăn mát tủ lạnh còn giúp cho bạn có thể bảo quản thực phẩm thêm 3 – 5 ngày nếu chưa chế biến ngay mà không làm thực phẩm hư hỏng hoặc bị biến chất.
Dùng lò vi sóng rã đông cho thực phẩm cần nấu ngay
Bạn cần rã đông thực phẩm ngay để nấu ăn? Hãy nghĩ ngay đến lò vi sóng. Phương pháp này sẽ giúp rã đông thực phẩm cực kỳ nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn sau khi bạn cho chúng vào lò.
Tuy nhiên cách này chỉ phù hợp khi bạn chế biến ngay sau khi rã đông vì nếu để lâu sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn.
Rã đông bằng nước đường
Phương pháp rã đông này bạn nên thực hiện với các thực phẩm như thịt hoặc các loại rau củ. Không nên rã đông hải sản bằng nước đường sẽ khiến chúng nhiễm vị ngọt và đổi vị khi chế biến.
Cách rã đông bằng đường với thao tác thực hiện khá đơn giản. Đầu tiên, bạn cần có hỗn hợp nước ấm khoảng 40 độ C bằng cách pha nước lạnh và nước sôi theo tỷ lệ 5:1.
Sau đó, bạn cho thêm 2 muỗng canh đường vào cùng và khuấy đều đến khi đường tan hết rồi bắt đầu thả các miếng thịt được đông lạnh vào.
Phân tử đường sẽ làm tinh thể nước đá trong thịt cá tan nhanh hơn. Bên cạnh đó thì còn có tác động của nước ấm sẽ giúp thịt được rã đông nhanh hơn. Chỉ sau 7 – 10 phút bạn vớt thịt ra, để ráo nước là có thể chế biến món ăn ngay.
Rã đông bằng kim loại
Kim loại vốn là chất dẫn nhiệt rất mạnh nên chúng cũng sẽ giúp các tinh thể nước đá tan ra nhanh hơn, giúp ích cho việc rã đông các thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt.
Với phương pháp này, bạn chỉ cần đặt thịt hoặc kẹp thịt vào các vật dụng kim loại có bề mặt phẳng, sau khoảng 10 phút thì miếng thịt sẽ được rã đông và có thể dùng để chế biến món ngon ngay.
Rã đông với muối và giấm
Với 2 nguyên liệu muối và giấm mà nhà nào cũng có, bạn có thể khiến cho quá trình rã đông diễn ra nhanh hơn lại còn an toàn cho sức khoẻ. Cách dùng muối và giấm này có thể thực hiện được trên cả thịt hoặc hải sản
Giấm có chứa nhiều axit axetic có tác dụng hạ thấp điểm đóng băng của nước, còn muối là chất xúc tác cực tốt vừa giúp rã đông nhanh lại còn giúp khử bớt vi khuẩn trên thực phẩm.
Bạn chuẩn bị một tô nước, hoà tan hoàn toàn chút muối và giấm, sau đó hãy cho thịt hoặc cá cần rã đông vào.
Rã đông bằng gừng
Cách rã đông với gừng cũng tương tự như rã đông bằng đường. Bạn cần chuẩn bị một thau nước ấm 40 độ C, sau đó cho vài lát gừng mỏng vào và khuấy đều. Cuối cùng bạn hãy thả miếng thịt cần rã đông vào.
Gừng có tác dụng làm ấm nên sẽ giúp rã đông thịt nhanh chóng. Đồng thời, thịt cũng giữ được màu đỏ tự nhiên, hương vị và các chất dinh dưỡng sau khi rã đông.
cách chế biến mặt hàng đông lạnh
Chế biến thực phẩm đông lạnh đòi hỏi một số bước cụ thể để đảm bảo thực phẩm vẫn ngon và an toàn.
Dưới đây là cách chế biến thực phẩm đông lạnh:
Rã đông:
Đặt thực phẩm trong tủ lạnh để rã đông dần. Điều này thường mất một vài giờ hoặc thậm chí cả đêm, tùy thuộc vào kích thước và loại thực phẩm. Tránh rã đông ở nhiệt độ phòng vì điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn.
Chuẩn bị:
Rã đông thực phẩm một cách cẩn thận và lau khô nếu cần.
Lựa chọn công thức nấu ăn phù hợp với loại thực phẩm bạn đang sử dụng.
Nấu ăn hoặc chế biến:
Tuân theo công thức nấu ăn mà bạn đã chọn. Đảm bảo nấu chín thực phẩm đầy đủ để giết chết vi khuẩn và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Lưu ý thời gian:
Thời gian nấu ăn cho thực phẩm đông lạnh có thể ngắn hơn so với thực phẩm tươi, vì thực phẩm đông lạnh đã trải qua một số xử lý nhiệt từ trước. Sử dụng hướng dẫn thời gian trong công thức nấu ăn để xác định thời gian nấu chín.
Kiểm tra chất lượng:
Sau khi chế biến xong, kiểm tra thực phẩm để đảm bảo nó đã chín đều và ngon miệng.
Bảo quản thức phẩm còn lại:
Nếu bạn có thức phẩm còn lại sau khi nấu, đảm bảo đóng gói nó kín và lưu trữ trong tủ lạnh hoặc đông lạnh, tùy thuộc vào thời gian bạn dự định sử dụng.
Lưu ý rằng việc chế biến thực phẩm đông lạnh đôi khi đòi hỏi một chút điều chỉnh trong thời gian nấu ăn và nhiệt độ so với thực phẩm tươi. Hãy thận trọng và tuân theo hướng dẫn trong công thức nấu ăn để đảm bảo an toàn thực phẩm và hương vị tốt nhất.